Nguồn gốc của Trung thu và ý nghĩa của Tết Trung thu là gì có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Ở bài viết này, FoodMap sẽ chia sẻ cho bạn về nguồn gốc của tết đoàn viên, phong tục ăn bánh trung thu, lễ hội rước đèn, ngắm trăng rằm tháng 8. Đọc ngay để hiểu thêm về đêm Trung thu nhé.
Nguồn gốc của Trung thu của Việt Nam
Trung thu là giữa mùa thu. Tết Trung Thu, đúng như tên gọi, là ngày giữa mùa thu, tức là ngày rằm tháng tám âm lịch. Nguồn gốc Tết Trung thu của Việt Nam chẳng ai biết có từ bao giờ, cũng không có sử liệu nào nói về nguồn gốc lễ hội Rằm tháng Tám.
Tết Trung thu có nguồn gốc từ quốc gia nào? Theo truyền thuyết xa xưa, nguồn gốc ngày Tết Trung thu bắt nguồn từ thời nhà Đường, đời vua Duệ Tôn. Vào đêm rằm tháng tám, gió mát trăng tròn, trong lúc dạo chơi ngoài thành, nhà vua Đường gặp một vị tiên giáng trần dưới hình dạng một ông già áo trắng, đầu bạc phơ như tuyết.
Vị tiên đã làm phép tạo ra chiếc cầu vồng 1 đầu giáp mặt trăng còn đầu kia thì chạm đất, vua trèo lên cầu vồng để đi lên cung trăng dạo chơi trong cung Quảng. Trở về trần gian, nhà vua luyến tiếc cảnh trăng lãng mạn, nhà vua đã đặt ra Tết Trung thu.
Tết này sau được du nhập về Việt Nam. Trong ngày Tết Trung thu, người dân thường bày mâm cỗ trung thu, treo đèn hoa, múa hát, nhảy múa rất vui vẻ. Ở nhiều nơi còn tổ chức các cuộc thi làm bánh của các bà, các cô. Trẻ em tổ chức diễu hành đèn lồng, và các cuộc thi đèn lồng được tổ chức ở nhiều nơi.
Nhiều gia đình dọn cỗ riêng cho trẻ nhỏ, mâm cỗ ngày xưa thường có ông tiến sĩ giấy ở vị trí đẹp nhất, xung quanh là bánh trái… Bây giờ cứ đến Tết Trung thu, các địa điểm dân cư hay trung tâm mua sắm lớn đều tổ chức trang trí, sinh hoạt riêng dành cho trẻ em, là nơi được nhiều phụ huynh lựa chọn để đưa con vui chơi, chụp ảnh.
Theo các nhà khảo cổ, Tết Trung thu ở Việt Nam đã có từ xa xưa và được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia ở chùa Đọi năm 1121, từ thời nhà Lý, Tết Trung thu đã được tổ chức chính thức tại kinh thành Thăng Long với những hoạt động đua thuyền, múa rối nước, rước đèn. Thời Lê – Trịnh, Tết Trung thu được tổ chức tại phủ Chúa cực kỳ xa hoa, như trong Tang thương ngẫu lục mô tả.
Học giả P. Giran khi tìm hiểu nguồn gốc ngày Tết Trung thu đã chỉ ra rằng từ xa xưa người Đông Á coi Mặt trăng và Mặt trời là một cặp. Họ tin rằng Mặt trăng cùng Mặt trời chỉ sum họp mỗi tháng một lần.
Thế rồi, từ ánh sáng kia, nàng trăng mãn nguyện bước ra và đón nhận được ánh sáng mặt trời – trở thành trăng non, trăng tròn, rồi bước vào một chu kỳ mới. Do đó, mặt trăng là âm, chỉ nữ và cuộc sống hôn nhân. Và ngày rằm tháng tám là đẹp nhất, lộng lẫy nhất nên người ta tổ chức lễ hội để đón mừng năm mới.
Theo quyển sách Thái Bình Hoàn Vũ Ký đã viết rằngCứ vào mùa thu và tháng 8, người Lạc Việt tổ chức lễ hội, trai gái nếu thích nhau thì cưới nhau. Vì vậy, mùa thu là mùa cưới.
Việt Nam là nước nông nghiệp nên vào dịp tháng 8, khi gieo trồng xong, trời dịu, đây là lúcvạn vật an nhàn (bia chùa Đọi 1121), nhân dân tổ chức lễ hội để cầu mùa màng bội thu, hát và tận hưởng Tết Nguyên Đán