Phát triển nông nghiệp bền vững đã và đang là mối quan tâm toàn cầu khi thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức về lương thực, thực phẩm. Theo đó khái niệm nông nghiệp bền vững là gì cũng được giải mã trên nhiều khía cạnh. Rất nhiều chuyên gia vào cuộc, nghiên cứu.
Cụ thể, FAO (1992) lý giải nông nghiệp bền vững là một quá trình quản lý, duy trì sự thay đổi về các yếu tố như tổ chức, kỹ thuật, chế phẩm cho nông nghiệp. Quá trình này nhằm đảm bảo nhu cầu của con người về nông phẩm, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu trong cả tương lai.
Theo Đỗ Kim Chung cùng các cộng sự (2009) thì nông nghiệp bền vững là gì được lý giải có chút khác biệt. Trong đó, nông nghiệp bền vững được hiểu là quá trình đảm bảo cho ba nhóm mục tiêu phát triển hài hòa để thỏa mãn nhu cầu nông nghiệp hiện tại cũng không tổn hại đến tương lai. Bao gồm:
- Mục tiêu kinh tế
- Mục tiêu xã hội
- Mục tiêu môi trường
Ngoài ra, khái niệm nông nghiệp bền vững cũng được giáo sư Stephen R.Gliessman (Đại học UCSC” như sau:
Nhìn chung, hiểu đơn giản nông nghiệp bền vững là một chuỗi sản xuất. Gồm sản xuất lương thực, thực phẩm và cây trồng, vật nuôi. Trong đó, người sản xuất (nông dân) đã sử dụng các kỹ thuật nông nghiệp nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, đối xử tốt với vật nuôi. Từ đó thỏa mãn nhu cầu của con người ở hiện tại, tương lai.
Phân biệt giữa nông nghiệp bền vững & nông nghiệp thương mại
Để hiểu hơn nông nghiệp bền vững là gì bạn hãy phân biệt khái niệm này với nông nghiệp thương mại. Cụ thể, bạn hãy ghi nhớ nông nghiệp bền vững với nông nghiệp thương mại có nhiều khác biệt. Trong đó, nông nghiệp thương mại sẽ sử dụng các kỹ thuật công nghiệp trong nuôi trồng, sản xuất. Bao gồm cả thương thực, rau màu, gia súc.
Đặc biệt nông nghiệp thương mại phát triển dựa nhiều vào các yếu tố như:
- Chế phẩm hóa học
- Phân bón tăng trưởng
- Thức ăn gia súc
- Nhiều loại hóa chất khác
Theo đó, mục tiêu phát triển của nông nghiệp thương mại là tạo ra năng suất lớn. Vì thế nếu chỉ sử dụng các kỹ năng, phương pháp thiên nhiên như nông nghiệp bền vững sẽ khó đạt được. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả sản xuất cao thì nông nghiệp thương mại đã mang đến nhiều vấn đề tồn dư, ảnh hưởng. Điển hình như:
- Ảnh hưởng sức khỏe con người
- Ảnh hưởng tới môi trường sống
- Ảnh hưởng tới đất canh tác